Trang Diễn Đàn Trường THPT Lê Hồng Phong - Phú Yên
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hỏi đáp địa lí

2 posters

Go down

Hỏi đáp địa lí Empty Hỏi đáp địa lí

Bài gửi by nguoimediali Sun Sep 27, 2009 4:14 pm

Xin quí thầy ccô cùng toàn thể các bạn tham gia diễn đàn nbày giải thích tai sao "Đồng tiền việc nam có tỉ giá hối đoái thấp nhất trong 3 nước Đông Dương như kinh tế Việt Nam lại phát triển hơn 2 nước còn lại ? " Có ý kiến của một nhà khao học cho rằng "Đồng tiền VN càng thấp giá so với đồng tiền Lào và Campuchia thì nước ta càng phát huynh thế mạnh về kinh tế ?
Vậy mong được câu giải đáp .
Câu này rất mong được thầy Thạnh , tổ trưởng Địa Lí giúp đpỡ , em xin chânthành cảm ơn thầy

nguoimediali

Tổng số bài gửi : 4
Join date : 24/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Hỏi đáp địa lí Empty Sửa lỗi Tiếng Việt

Bài gửi by vocaophong Tue Oct 06, 2009 2:05 pm

nguoimediali đã viết:Xin quí thầy ccô cùng toàn thể các bạn tham gia diễn đàn nbày giải thích tai sao "Đồng tiền việc nam có tỉ giá hối đoái thấp nhất trong 3 nước Đông Dương như kinh tế Việt Nam lại phát triển hơn 2 nước còn lại ? " Có ý kiến của một nhà khao học cho rằng "Đồng tiền VN càng thấp giá so với đồng tiền Lào và Campuchia thì nước ta càng phát huynh thế mạnh về kinh tế ?
Vậy mong được câu giải đáp .
Câu này rất mong được thầy Thạnh , tổ trưởng Địa Lí giúp đpỡ , em xin chânthành cảm ơn thầy
. Các bạn nên kiểm tra lại trước khi post bài

vocaophong

Tổng số bài gửi : 17
Join date : 21/09/2009
Đến từ : Hòa Thịnh - Tây Hòa - Phú yên

Về Đầu Trang Go down

Hỏi đáp địa lí Empty Giá trị và trị giá

Bài gửi by vocaophong Tue Oct 06, 2009 2:36 pm

Với nền KT đang phát triển như VN ,giữ VND ở mức thấp sẽ có lợi. VD: trong xuất khẩu chẳng hạn. mình sẽ có lợi hơn.
Tôi bán 1 trái chuối 1$ tôi sẽ được 18.000vnđ, còn nếu 1$ = 1.000vnđ thì sao nhỉ ? bạn hiểu chứ ?
Hiện nay nền KT Trung Quốc đang phát triển rất nhanh chóng, nhưng vẫn tỷ giá nhân dân tệ và USD rất thấp ( bao nhiêu thì mình không rõ, nhưng tất nhiên là thấp hơn VN, 1$~ 8NDT) và Mỹ đang gây sức ép để giảm tỷ giá này vì Mỹ nhập rất nhiều hàng từ TQ.


Được sửa bởi vocaophong ngày Tue Oct 06, 2009 2:41 pm; sửa lần 1.

vocaophong

Tổng số bài gửi : 17
Join date : 21/09/2009
Đến từ : Hòa Thịnh - Tây Hòa - Phú yên

Về Đầu Trang Go down

Hỏi đáp địa lí Empty Giá trị và trị giá

Bài gửi by vocaophong Tue Oct 06, 2009 2:37 pm

Bạn học bài báo này sẽ hiểu:
Euro lên giá, châu Âu lo

Tại cuộc họp vừa diễn ra hôm 8/10 ở Luxemburg, các bộ trưởng tài chính châu Âu đã tranh luận thẳng thắn, nhằm tìm kiếm lập trường chung đối với vấn đề tỷ giá hối đoái của đồng Euro.

Dự kiến, vấn đề này sẽ tiếp tục được bàn thảo tại cuộc họp Bộ trưởng Tài chính G7 tại Mỹ, vào tuần tới.

Các nước châu Âu đã nhất trí tăng cường sức ép buộc Trung Quốc phải điều chỉnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Tuyên bố chung sau cuộc họp của các bộ trưởng tài chính EU đã khẳng định, ở các nước đang phát triển đang có số dư tài khoản vãng lai lớn và đang tăng lên, đặc biệt là Trung Quốc. Vì vậy, cần phải có những thay đổi trong chính sách tỷ giá để điều chỉnh thâm hụt thương mại.

Trung Quốc thường bị châu Âu và Mỹ chỉ trích vì cố tình định giá thấp đồng Nhân dân tệ, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Việc đồng nội tệ của Trung Quốc định giá thấp cũng ảnh hưởng tới việc tăng giá đồng Euro. Các bộ trưởng tài chính EU đã nhất trí sẽ cử một đoàn quan chức cấp cao tới Trung Quốc vào cuối năm nay để bày tỏ quan ngại về vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ.

Bên cạnh đó, các bộ trưởng tài chính EU cũng bày tỏ quan ngại về chính sách tỷ giá hối đoái của Mỹ và Nhật Bản. Việc đồng USD sụt giá gần đây đã làm đồng Euro tăng giá mạnh và gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu EU. Trong tuyên bố sau cuộc họp, các bộ trưởng EU nêu rõ: “Chúng tôi hết sức quan tâm tới việc Mỹ đã tái xác nhận rằng, một đồng USD yếu là vì lợi ích của nước này”.

Trong bối cảnh đồng Euro liên tục tăng giá lên mức kỷ lục, nhiều nước EU đã tỏ ra mất kiên nhẫn và muốn Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ phải hành động để nâng giá đồng nội tệ của họ. Pháp và Italia là những nước tỏ ra lo ngại nhất.

Tuần qua, khi giá đồng Euro lên mức cao kỷ lục, hơn 1,428 USD/Euro, Thủ tướng Romano Prodi của Italia đã thừa nhận, ông thật sự lo ngại trước việc đồng Euro không ngừng mạnh lên và ông chỉ trích chính sách tiền tệ của Mỹ chỉ mưu lợi cho riêng mình. Trong khi đó, Pháp luôn chỉ trích đồng Euro mạnh làm ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của cả khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu.

Tuy nhiên, trong nội bộ các nước sử dụng đồng Euro vẫn bất đồng quan điểm về việc đồng tiền này mạnh lên. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Peer Steinbrueck nói: “Tôi thích một đồng Euro mạnh”. Còn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hà Lan Wouter Bos cho rằng, một đồng Euro mạnh lên xuất phát từ niềm tin của các nhà đầu tư đối với triển vọng kinh tế của khu vực đồng Euro.

Việc đồng USD của Mỹ sụt giá cũng đã làm cho hàng loạt đồng tiền khác của châu Á tăng giá, khiến cho hàng hóa xuất khẩu của các nước châu Á trở nên đắt đỏ hơn và lượng ngoại tệ dự trữ bị giảm giá trị.

Đồng Peso của Philippines trong tuần này đã tăng lên mức cao nhất trong 7 năm qua so với đồng USD, trong khi đồng Đôla Singapore tăng cao nhất kể từ 10 năm nay. Tại Ấn Độ, đồng Rupee tăng 12% so với đồng USD trong năm.

Ông Song Seng Wun, chuyên gia kinh tế làm việc cho cơ quan nghiên cứu CIMB-GK tại Singapore cho rằng giá trị đồng USD sụt giảm sẽ khiến cho các mặt hàng xuất khẩu của các nước châu Á trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng ở Mỹ. Nhưng, chính phủ các nước châu Á không quá lo ngại đối với vấn đề giá cả hàng hóa xuất khẩu đắt đỏ hơn, một phần vì phần lớn các đồng tiền trong khu vực đều tăng giá so với đồng USD.

Sự sụt giảm lượng hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ có thể bù lại bằng việc xuất khẩu sang châu Âu, châu Phi và Mỹ Latinh. Một số nước châu Á thậm chí còn được hưởng lợi từ việc đồng nội tệ tăng giá, vì điều này sẽ giúp họ mua dầu mỏ - được bán với giá tính bằng USD - rẻ hơn. Nhiều nước cũng mua được hàng hóa của Mỹ với giá rẻ hơn, giúp những nước phụ thuộc vào nhập khẩu như Singapore có thể bù đắp lại sự gia tăng giá cả của một số mặt hàng nhập khẩu.

David Mann, một chuyên gia kỳ cựu về sách lược tiền tệ tại Ngân hàng Standard Chartered của Hồng Công cũng cho rằng các chính phủ ở châu Á hưởng lợi nhờ tình trạng USD sụt giá, bằng cách bán đồng nội tệ và mua đồng USD. Theo ông, "làm như vậy sẽ giúp chính phủ các nước có thể gia tăng lượng dự trữ ngoại tệ, một công cụ hữu dụng để tạo nên tình hình ổn định".

Tuy nhiên, ông cho rằng về lâu dài, chính phủ các nước châu Á nên khuyến khích việc tiêu dùng hàng hóa nội địa để nền kinh tế trong nước ít bị phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu.
(Các) nguồn
Vneconomy

vocaophong

Tổng số bài gửi : 17
Join date : 21/09/2009
Đến từ : Hòa Thịnh - Tây Hòa - Phú yên

Về Đầu Trang Go down

Hỏi đáp địa lí Empty Giá trị và trị giá

Bài gửi by vocaophong Tue Oct 06, 2009 2:44 pm

Kinh tế phát triển không nhất thiết ở trong tỷ giá tiền đổi. Mà chính là giá trị thu nhập và chi tiêu trong đời sống là ảnh hưởng trức tiếp lên tỉ giá; ví dụ công nhân ở Mỹ thu nhập bình quân 1500 dollar,vàng là 400 dollar/auoth,còn ở Anh là 200 bảng,vàng là 80 bảng/auoth .So ra đời sống ở Mỹ vẫn cao hơn ở Anh .

vocaophong

Tổng số bài gửi : 17
Join date : 21/09/2009
Đến từ : Hòa Thịnh - Tây Hòa - Phú yên

Về Đầu Trang Go down

Hỏi đáp địa lí Empty Điều chỉnh tỷ giá VNĐ/USD sao cho “nhất cử lưỡng tiện”?

Bài gửi by vocaophong Tue Oct 06, 2009 2:52 pm

Điều chỉnh tỷ giá VNĐ/USD sao cho “nhất cử lưỡng tiện”?

TinMoi - Phá giá mạnh đồng Việt Nam (VNĐ) so với đồng USD để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa đang là phương án được xem xét trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay. Tuy nhiên, theo tính toán của nhiều chuyên gia kinh tế, phương án tối ưu hơn cả là: Nâng giá VNĐ tương đối so với USD.

Nâng hay giảm giá VNĐ?

Các chuyên gia nhận định, nền kinh tế Việt Nam và Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi, do đó cần thiết phải có những tính toán lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái mới cho thời gian tới. Có ý kiến cho rằng nên phá giá mạnh VNĐ có thể tới 22.000 VNĐ/USD để đẩy mạnh xuất khẩu. Song PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (ĐH Kinh tế Quốc dân) cho rằng, trong điều kiện suy thoái kinh tế thế giới, lựa chọn phù hợp hơn cả là “nâng giá VNĐ ở mức tương đối so với USD”.

Ông Lạng lý giải, việc nâng giá tương đối VNĐ so với USD sẽ tạo ra “cú hích” đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Đây là điều kiện giúp các DN Việt Nam ra đời ở nước ngoài, từng bước hình thành mầm mống các công ty xuyên quốc gia của Việt Nam. Kinh nghiệm từ Nhật Bản vào cuối những năm 1990 cho thấy, nước này đã khai thác triệt để hiệu ứng của đồng Yên lên giá từ 320 Yên/USD lên 140 Yên/USD nhờ đó đẩy mạnh được đầu tư ra nước ngoài.

Vấn nạn đô la hóa, đầu cơ vàng và ngoại tệ trong nền kinh tế cũng sẽ được khống chế tối đa nhờ việc nâng giá một cách thận trọng ở mức tương đối tỷ giá VNĐ so với các đồng tiền khác mà trực tiếp là với USD. Động thái này còn góp phần giảm đáng kể các khoản nợ nước ngoài của Việt Nam, qua đó giảm bớt gánh nặng cho ngân sách quốc gia và đóng góp của nhân dân. Giả sử hiện nay tổng số nợ nước ngoài của nước ta là 10 tỷ USD, nếu khoản nợ này tính bằng VNĐ thì với việc giảm giá VNĐ 10%, đồng nghĩa khoản nợ sẽ tăng lên 1 tỷ USD. Ngược lại, nếu nâng giá VNĐ lên 10% so với giá trị thực, khoản nợ này sẽ giảm đi 1 tỷ USD. “Theo số liệu năm 2008, tổng nợ nước ngoài của Việt Nam chiếm 31% GDP, trong đó dư nợ vay ngoại tệ của các DN trong nước là 22% tổng dư nợ của nền kinh tế. Tỷ lệ này tuy ở mức an toàn nhưng vẫn khá cao” – PGS.TS Nguyễn Văn Công chia sẻ.

Cũng có lập luận cho rằng, việc nâng giá VNĐ sẽ làm tăng nhập khẩu hàng hóa và tăng thâm hụt thương mại. Nhưng trên thực tế thời gian qua, việc giải quyết vấn đề thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam bằng công cụ điều chỉnh tỷ giá không phải là biện pháp chủ đạo mà cơ bản là biện pháp hành chính hoặc sử dụng các công cụ điều tiết nặng về hành chính.

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng thừa nhận, việc nâng giá VNĐ có thể làm xuất khẩu giảm vì giá xuất một số mặt hàng tăng lên nhưng lợi thế về lao động rẻ sẽ được phát huy. Điều đó còn tạo áp lực cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng và tạo dựng thương hiệu sản phẩm Việt Nam thay vì trông chờ Chính phủ phá giá. Đây là áp lực tích cực xét về dài hạn đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DN mà chúng ta đang ra sức kêu gọi.

Trong khi đó, nếu giảm giá mạnh VNĐ thì cán cân thương mại tuy có cải thiện nhưng các chuyên gia nhận định, động thái này chỉ có tác động tức thời. Sức mua tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đang giảm mạnh do suy thoái, do đó cầu hàng hóa của Việt Nam khó có thể tăng lên khi giảm giá VNĐ, chưa kể nguy cơ bị các nước trả đũa mạnh. Việc giảm giá đồng tiền trong nước còn làm tăng lạm phát nhập khẩu, gây bất ổn về mặt bằng giá trong nước.

Điều chỉnh thế nào là hợp lý?

Nếu lấy mốc 22.000 VNĐ/USD làm điểm cân bằng của tỷ giá thì việc duy trì tỷ giá hối đoái giữa VNĐ và USD ở mức 18.000 VNĐ/USD hiện nay được coi là mức nâng cao tương đối của đồng Việt Nam so với đồng USD. Theo tính toán của Ngân hàng Standard Chartered, đến cuối năm 2009, tỷ giá hối đoái có thể đạt tới con số 18.400 VNĐ/USD. Mức này vẫn được xem là hợp lý nhờ lượng dự trữ ngoại tệ của nước ta năm nay khoảng 20 tỷ USD (chưa kể lượng tiền kiều hối, nguồn FDI và ODA).

Tuy nhiên theo phân tích của PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, việc điều chỉnh tỷ giá cần tính đến các mối quan hệ thương mại song phương. Chẳng hạn, với các thị trường truyền thống có quan hệ tương đối ổn định với Việt Nam như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản thì nên duy trì tỷ giá thấp để thúc đẩy việc cải thiện năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam và khai thác triệt để lợi thế lao động rẻ. Đối với các thị trường mới như Châu Phi, nơi có thu nhập thấp có thể duy trì tỷ giá cao để hàng Việt Nam (chủ yếu là hàng của các DN trong nước) thâm nhập và mở rộng thị trường.

Đồng thời, khi công bố tỷ giá chính thức nên chú trọng tới việc nâng giá VNĐ để định hướng thị trường tự do cùng với cơ chế dự báo, cảnh báo sớm những biến động của thị trường trong và ngoài nước để điều tiết tỷ lệ xuất nhập khẩu, dự trữ ngoại tệ…
Bài: Trang Anh
Theo www.ktdt.com.vn

vocaophong

Tổng số bài gửi : 17
Join date : 21/09/2009
Đến từ : Hòa Thịnh - Tây Hòa - Phú yên

Về Đầu Trang Go down

Hỏi đáp địa lí Empty Re: Hỏi đáp địa lí

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết